Chắc chắn Xem thêm Phòng trừ bệnh đậu cho chim bồ câu.
kỹ thuật nuôi gà Quý Phi.
Gà Quý Phi (hay còn gọi là gà hoàng gia) là một giống gà có nguồn gốc từ Châu Âu du nhập vào Việt Nam đã khá lâu. Giống gà nay được bà con nông dân chăn nuôi để lấy thịt hoặc nuôi sinh sản lấy trứng, hiệu quả kinh tế tương đối cao và ổn định. Ưu điểm vượt trội của giống gà này so với các giống gà khác là tăng trưởng khá nhanh, khả năng kháng bệnh tốt, thịt dai và ngon ngọt, được người tiêu dùng ưa thích. Ngoài ra với ngoại hình đẹp, màu lông độc đáo, có chùm lông trên đầu trông giống như tóc của các Quý Phi thời xưa nên được một số người chơi gà chọn nuôi làm cảnh như một biểu tượng của sự giàu sang, phú quý.
Thông thường, nuôi bán thịt với thời gian 5-6 tháng trọng lượng gà đạt 1,3-1,5kg, giá 250 ngàn đồng/kg. Với gà nuôi làm cảnh thì nuôi tầm 3 tháng. Lợi nhuận chăn nuôi bà con thu được là 100 ngàn đồng/kg, hiệu quả kinh tế khá cao.Vậy nuôi giống gà này có khó hay không?Để trả lời câu hỏi này, mời bà con cùng theo dõi các kỹ thuật sau đây:
- Giai đoạn gà mới nở-4 tuần tuổi.
Chuẩn bị chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, vệ sinh và sát trùng đầy đủ,thường xuyên, có hiên và bạt che chắn gió lừa, mưa tạt.
Chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi đầy đủ, cọ rửa, sát trùng sạch sẽ như máng ăn, máng uống, bóng đèn sưởi,quây úm, bạt căng che chắn gió mưa.Thực hiện kỹ thuật úm tương tự các loại gà khác.
Chuẩn bị chất độn chuồng như trấu, phoi bào khô ráo và sát trùng.
Trước khi đưa gà về nuôi sát trùng lại toàn bộ chuồng trại.
Khi quây úm phải đủ nhiệt độ để giữ ấm cho gà, kín gió,nhất là mùa đông.Giảm dần nhiệt độ theo thời gian tăng trưởng của gà
Chọn mua giống gà ở cơ sở uy tín, đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, kiểm tra kỹ từng con trước khi đem vào nuôi để loại thải những cá thể ốm yếu, dị tật,lông xù, hở rốn, nặng bụng…Vận chuyển nhanh, nhẹ nhàng về nơi nuôi để gà không bị mệt.
Ngay sau khi thả gà, không cho ăn thức ăn ngay mà chỉ cho uống nước pha điện giải để gà ổn định đường tiêu hóa trước. Sau 2-3 tiếng thì bắt đầu cho gà ăn thức ăn hỗn hợp mịn, cho ăn nhiều lần, mỗi lần một lớp mỏng.Máng uống đặt xa máng ăn, cung cấp nước ấm và sạch thường xuyên cho gà.
Thường xuyên theo dõi để phát hiện các bệnh thường gặp ở gà con như thương hàn, cầu trùng, dịch tả, newcastle… và thực hiện phòng bệnh, phòng dịch bằng các loại vắc xin theo lịch như khi bà con nuôi các loại gà thông thường mà bà con vẫn nuôi.
2.Giai đoạn gà trưởng thành.
Giai đoạn này bà con cho gà ra khỏi quây úm và nuôi trên nền chuồng rộng cho đến khi xuất bán. Chuồng nuôi vẫn phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, có trấu sạch để độn chuồng và thay thường xuyên.
Thức ăn: Dùng thức ăn tổng hợp cho gà trưởng thành có bán trên thị trường hoặc bà con có thể tự trộn thức ăn cho gà bằng các nguyên liệu sẵn có như bột ngô, bột đậu tương, bột cá… theo tỉ lệ phù hợp. Bổ sung các loại khoáng chất, vitamin.. trong khẩu phần ăn để gà có đủ dinh dưỡng và phát triển tốt.
Nước uống: Nước sạch, mát và thường xuyên nhất là vào mùa nắng. Có thể hòa thêm các chất điện giải có lợi cho gà.
Tiến hành tiêm phòng dịch, tiêm phòng vắc xin nhắc lại đầy đủ là cách tốt nhất để phòng bệnh cho gà.Do đó, giai đoạn gà trưởng thành bà con cũng cần lưu ý để thực hiện công tác vắc xin thật tốt.
Kết hợp khâu vệ sinh, tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi 1 tuần/ lần, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, xử lí phân chuồng bằng các dung dịch có tính sát trùng , rắc vôi bột và xông sát trùng bằng thuốc tím khu vực chăn nuôi.