“Đập tan” bệnh Newcastle kết hợp nhiễm khuẩn kế phát ở chim bồ

Thưa bà con, nuôi chim bồ câu phát triển kinh tế đang là một hướng đi mới đem lại nhiều hiệu quả tích cực cho nhà nông hiện nay. Đặc điểm chim bồ câu là dễ nuôi, phát triển nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, diện tích nuôi tiết kiệm và chi phí nuôi ban đầu không tốn kém. Chim bồ câu lại đang rất được ưa chuộng tiêu thụ trên thị trường vì có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, có khả năng bồi bổ cơ thể ,  đặc biệt tốt cho trẻ em, người cao tuổi, phụ nữa mang thai.

Nhưng nuôi chim bồ câu cũng gặp một số khó khăn nhất định như chim mắc các loại dịch bệnh khiến chim chết và lây lan nhanh. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về  bệnh Newcastle kết hợp nhiễm khuẩn kế phát  thường gặp ở chim bồ câu mà gần đây một số bà con đã chia sẻ cùng chúng tôi, mong muốn tìm được nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét biểu hiện đặc trưng của bệnh:

Chim bồ câu bỏ ăn, ủ rũ, ít vận động, chim đi ngoài phân trắng, phân xanh, chim còn có biểu hiện thở há miệng và thỉnh thoảng hen khẹc. Nếu bà con mổ ra thấy có hiện tượng gan tím, thức ăn không tiêu thì có thể kết luận chim bồ câu bị  Newcastle kết hợp nhiễm khuẩn kế phát.

Xem thêm   Vì sao trứng gà ấp bị chết phôi và cách phòng tránh hiện tượng này.

Nguyên nhân:Do không tiêm phòng newcastle , môi trường sống của chim không được vệ sinh sạch sẽ và phun sát trùng thường xuyên.

Cách khắc phục:

  •  Đối với newcastle, bà con dùng kháng thể newcastle để điều trị tiêm 4m/con chim bồ câu và tiêm bắp. Sau khoảng 48 giờ thì tiêm nhắc lại lần hai.
  • Đối với nhiễm khuẩn kế phát thì bà con điều tri bằng kháng thể ECOLI để cho chim uống hoặc trộn vào thức ăn cho chim ăn tùy loại , liều dùng 2 lần/ ngày, dùng liên tiếp 3 ngày.
  • Sử dụng kết hợp thêm kháng sinh  FLORFENICOL 4% hoặc NORFLOXACIN hoặc CEFTIOFUR hoặc TRIMETHOPRIM + SULFAMETHOXAZOL 1 lần/ ngày. Dùng 7 ngày liên tục theo hướng dẫn trên bao bì.

 

  • Bà con cũng cho chim uống GLUCO-C, vitamin ADE, MEN TIÊU HÓA, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng của chim trong giai đoạn điều trị.
  • Chống hen khẹc cho chim bằng các loại thuốc bổ gan thận trong vòng 7 ngày liền.
  • Vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống, chuồng nuôi nhốt chim sạch sẽ, phun khử trùng thường xuyên.
  • Sau khi chim bồ câu đã khỏi bệnh và khỏe mạnh được 3 tuần thì bà con tiến hành tiêm vắc xin newcastle lại cho chim để chim miễn dịch hoàn toàn với bệnh.

Thưa bà con, chỉ cần áp dụng theo phác đồ điều trị trên thì chúng tôi tin rằng đàn bồ câu sẽ hết bệnh và tiếp tục phát triển khỏe mạnh. Trong quá trình trị bệnh đòi hỏi bà con phải tuyệt đối tuân thủ phác đồ cũng như liều lượng các loại thuốc để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. Đồng thời trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại.Nếu đàn bồ câu của bà con có những biểu hiện mắc bệnh cần tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn từ các chuyên gia nhé. Chúc bà con nuôi chim bồ câu thành công !

Xem thêm   Vệ sinh và xông sát trùng máy ấp trứng
Tin liên quan
Kỹ thuật ấp trứng gia cầm bằng máy ấp trứng

Hiện nay, chăn nuôi gia cầm đang phát triển mạnh ngày càng hình thành nhiều trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung quy mô hàng ngàn con.vì vậy nhu cầu về con giống là rất lớn để tạo ra con giống khỏe mạnh chất lượng tốt, ngoài việc chuẩn hóa các điều kiện chăn nuôi thì vấn đề ấp trứng cũng cần được chú trọng chỉ tiêu ấp nở còn là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quan trọng liên quan đến hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm sinh sản. Ấp trứng nhân tạo bằng máy ấp công nghiệp là xu hướng phát triển tất yếu trong chăn nuôi gia cầm ...

Cách chọn trứng đủ tiêu chuẩn để cho vào máy ấp trứng

TẠI SAO CẦN PHẢI CHỌN TRỨNG TRƯỚC KHI CHO VÀO MÁY ẤP TRỨNG? Lý do bạn cần phải lựa chọn trứng đủ tiêu chuẩn ấp trước khi cho ấp là để loại bỏ trứng đạt yêu cầu không thể ấp được hoặc ấp cũng sẽ không nở, giúp bạn tăng được hiệu quả tỉ lệ nở trong mẻ trứng đó. Theo ghi nhận thực tế từ trước nay của chúng tôi, đã có nhiều trường hợp khách hàng lần đầu ấp trứng cứ lấy xô bồ trứng sau đó bỏ vào máy mà không lựa chọn loại bỏ. Cho tới khi giai đoạn soi trứng và kiểm tra phôi hoặc để luôn tới giai đoạn trứng nở mà thấy trứng không nở mới vỡ lẽ ra những trứ...

Vệ sinh và xông sát trùng máy ấp trứng

VỆ SINH VÀ XÔNG SÁT TRÙNG MÁY ẤP TRỨNG VIỆC KHÔNG THỂ KHÔNG LÀM Có rất nhiều trường hợp khách hàng phản hồi cho chúng tôi về máy ấp trứng ban đầu mua về ấp nở rất cao, nhưng không hiểu sao sau khi ấp được 2 đến 3 mẻ thì tỉ lệ nở bắt đầu giảm dần. Máy ấp trứng Bảo Tín xin chia sẻ với các bạn như sau: Nguyên nhân có thể do trứng bị nhiễm khuẩn do máy ấp trứng đã ấp lâu ngày và không được vệ sinh hay xông sát trùng máy ấp trứng làm cho tỉ lệ ngày càng giảm. Để khắc phục điều đó, tôi khuyên các bạn nên thực hiện sát trùng máy ấ...