Chắc chắn Xem thêm Kỹ thuật đảo trứng và làm mát trứng vịt khi ấp
Phòng trừ bệnh đậu cho chim bồ câu.
Cũng như các loại chim và gia cầm khác, bệnh đậu là một loại bệnh thường gặp và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với chim bồ câu. Để khắc phục được những tác hại không mong muốn của loại bệnh này, bà con cần trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ thuật nhất định trong phòng và điều trị bệnh đậu cho chim bồ câu. Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng biết được những điều này mà thường nhầm lẫn rằng bệnh đậu là các mụn mủ tự nhiên, chỉ cần điều trị bằng cách dân gian là khỏi.
- Tổng quan về bệnh đậu.
Bệnh đậu có tác nhân gây bệnh là virut có tên Avian poxvirus, họ Poxviridac. Virut này thuộc nhóm virut đậu gà, gây bệnh đậu cho rất nhiều loài gia cầm, chim, thủy cầm… trên thế giới.
Bệnh đậu lây lan nhanh, trực tiếp qua đường hô hấp, qua tiếp xúc ngoài da với vật mang bệnh và virut có trong môi trường chăn nuôi nếu không được vệ sinh sạch sẽ.
Biểu hiện của bệnh đậu là xuất hiện các nốt sần, mưng mủ, đóng kết và sưng phù ở các vùng da không co lông hay chưa mọc lông như quanh khóe mắt, khóe mũi, xung quanh miệng , mào tích, chân… của chim, gia cầm mắc bệnh. Bệnh có thể dẫn tới nhiễm trùng kế phát, các biến chứng như nổi đậu ở phế quản gây tắc thở, viêm phổi, nổi đậu ở đường tiêu hóa làm giảm khả năng ăn uống và bội nhiễm đến chết.
Bệnh có thể xuất hện ở chim bồ câu mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở chim 1-6 tháng tuổi, là một trong những nguyên nhân khiến chim bồ câu non chết nhiều.
2. Cách phòng bệnh đậu cho chim bồ câu.
Cách hiệu quả nhất là chủng vắc xin ngừa virut đậu vào giai đoạn 10 ngày tuổi, liều dùng theo hướng dẫn nhà sản xuất. Loại vác xin này cũng chính là vác xin dùng để phòng đậu gà nên bà con có thể dễ dàng mua trên thị trường tại các quầy thuôc thú y gần nhà.
Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, rắc vôi bột, phun các loại thuôc có tác dụng sát trùng lên toàn bộ chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Dọn phân cho chim, rửa máng ăn , máng uống bằng thuốc tím và phơi khô 1 tuần/ 1 lần.
Không nuôi chim bồ câu gần khu vực nuôi gà vịt, chim cút …mà nên tách ra, nuôi ở khu vực riêng để tránh lây lan bệnh từ các loại gia cầm này.
3. Cách điều trị bệnh.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đậu . Điều bà con cần làm là điều trị bội nhiễm để giảm các triệu chứng sưng viêm, mủ, sau một thời gian chim sẽ tự lành và ổn định.
Sử dụng các dung dịch có tính kháng khuẩn , tiêu viêm như Bleu-methylen 5/1000; Lugol 5/1000, cồn IODIN 10% để bôi lên các vết đậu 1 lần/ ngày/5 ngày. Sau khi vết đậu bong vảy, bôi tiếp một lần nữa. Chú ý không để cồn rơi vào mắt làm bỏng mắt chim bồ câu.
Sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau để trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho chim, cho ăn 5 ngày: FLORFENICOL 4%;OXYTETRACYLIN ; AMOXYCILLIN.
Cho uống thuốc BỔ GAN THẬN 10 ngày liên tiếp.
Bổ sung VITAMIN ADE, VIATMIN BCOMPLEX, KHOÁNG CHẤT vào khẩu phần ăn cho chim bồ câu ăn liên tục 2 tháng để phục hồi sức khỏe cho chim.
Bệnh đậu tuy không nghiêm trọng nhưng nếu không chủ động phòng tránh vẫn sẽ để lại những thiệt hại nhất định trong chăn nuôi chim bồ câu.Bệnh dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm nên bà con cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị và phòng bệnh trên để đạt được kết quả tốt nhất.