Chắc chắn Xem thêm Bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng bệnh.
chăm sóc vịt con.
Bà con thân mến, nuôi vịt để phát triển kinh tế thì đã rất quen thuộc đối với các hộ gia đình tại nước ta.Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng biết cách chăm sóc đàn vịt đúng kỹ thuật. Muốn đàn vịt khỏe mạnh và phát triển tốt, nhanh xuất bán thì yếu tố chăm sóc vịt là rất quan trọng. Đặc biệt là giai đoạn vịt con mới đem vào nuôi, bà còn cần lưu ý hơn vì lúc này vịt còn non yếu, sức đề kháng chưa cao, dễ mắc bệnh và chết. Bài viết sau đây chúng tôi xin giới thiệu cùng quý vị và bà con tất cả những kỹ thuật để chăm sóc cho đàn vịt con của mình đạt tiêu chuẩn.
Quy trình chăm sóc vịt con đạt chuẩn bao gồm:
- Điều kiện chuồng trại.
- Lựa chọn con giống.
- Úm vịt.
- Cách cho ăn.
- Các bệnh thường gặp và biện pháp phòng ngừa.
Sau đây, mời bà con chúng ta cùng tìm hiểu từng yếu tố nhé!
Điều kiện chuồng trại:
Nguyên tắc vệ sinh sạch sẽ luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong chăn nuôi, dù là bà con nuôi bất cứ loại vât nuôi nào thì cũng cần tuân thủ nghiêm ngặt việc vệ sinh chuồng trại. Thường xuyên tổng vệ sinh và sát trùng thật kĩ trên cục bộ, nhất là sau mỗi lứa vịt xuất bán, trước khi nuôi lứa mới.
Chuồng nuôi nên cách xa nhà ở, công trình công cộng và trục giao thông để tránh làm ô nhiễm môi trường sống cũng như tránh được các tác nhân gây ồn ào , stress cho đàn vịt. Nên chọn hướng chuồng tốt nhất là hướng Đông để đón ánh nắng ấm áp vào buổi sáng, diệt vi khuẩn và tránh được cái nắng gay gắt vào buổi chiều làm vịt mệt mỏi.
Chuồng nuôi phải có hàng rào bao quanh, tạo vành đai cách ly với các khu vực khác. Đối với chăn nuôi vịt thì chuồng phải có sân chơi cho vịt hoặc bãi chăn thả để vịt thoải mái đi lại, có vũng nước sạch để vịt vui chơi, tắm mát khi đã đủ ngày tuổi .
Mật độ nuôi thích hợp là : Tuần đầu 30 con/m2;2-4 tuần tuổi 10-20 con/m2; vịt trưởng thành 4-5 con/m2.
Lựa chọn con giống:
Chọn những con vịt khỏe mạnh, không khoèo chân, không dị tật, lông mượt, tiếng kêu rõ, mắt sáng và không có ghỉ, mỏ và mũi khô ráo , da chân bóng, hậu môn khô và hơi hồng.
úm vịt:
Cần bảo đảm chuồng úm được ấm áp bằng đèn sưởi, tránh gió lùa để vịt không bị nhiễm lạnh và mắc các bệnh về hô hấp. Nhiệt độ trong những ngày úm đầu tiên là 31-33 độ C. Sàn úm cần rải trấu khô để giữ ấm và sạch sẽ.thường xuyên nới rộng quây úm theo sự phát triển của đàn vịt. Thông thường sau 2 tuần đến 1 tháng thì cho vịt xuống nước để tắm mát.
Cho ăn :
Trong 1-3 ngày đầu tiên nên cho vịt con ăn tấm, lúa hầm hoặc ngô xay nhuyễn. Từ sau 3 ngày tuổi thì cho vịt ăn thức ăn tổng hợp công nghiệp hoặc cám đậm đặc trộn với các thức ăn tự nhiên. Nên cân đong lượng thức ăn để cho ăn vừa đủ , cho ăn nhiều lần, mỗi lần một lượng vừa phải để đảm bảo thức ăn luôn tươi mới, không bị chua, thiu.
Các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa:
Dịch tả, viêm gan, bại huyết , thương hàn là các loại bệnh hay gặp ở vịt , nhất là vịt con.Bệnh có khả năng lây lan nhanh và có thể gây chết nhiều ở đàn vịt.
Biện pháp phòng ngừa là chủng ngừa các loại vắc xin cho vịt theo đúng lịch trình . Không nhập vịt từ các vùng hay xảy ra dịch bệnh về nuôi , đồng thời thực hiện công tác vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống và dụng cụ chăn nuôi theo định kỳ thật tốt. Bổ sung các VITAMIN ADE, khoáng chất , chất điện giải.. để nâng cao sức đề kháng của đàn vịt.
Trên đây là toàn bộ các yêu cầu kỹ thuật chăm sóc vịt con khoa học mà bà con cần ghi nhớ. Máy ấp trứng Bảo Tín chúc bà con áp dụng thành công cho mô hình chăn nuôi vịt của mình.