Chắc chắn Xem thêm Bảo quản trứng gà trước khi ấp đúng cách.
Các loại dị tật của trứng gà không nên đem vào ấp.
Trứng gà mang dị tật là những quả trứng mang hình thù, màu sắc, kích thước dị dạng, không giống bình thường. Những dị tật này chứng tỏ quả trứng có chất lượng kém, khó ấp nở hoặc nở ra gà con yếu ớt, mang bệnh hoặc các khuyết tật bẩm sinh khác.Muốn đạt hiệu quả ấp trứng cao thì bà con cần nắm rõ các dạng dị tật mà trứng gà hay mắc phải để tiến hành loại thải, chỉ chọn những quả trứng đạt tiêu chuẩn đem ấp.Bài viết này sẽ liệt kê một số dị tật phổ biến của trứng gà và cách nhận biết để bà con có thể tham khảo.
1. Trứng gà nhỏ như ngón tay:
+ Đây là hiện tượng trứng gà đẻ ra có kích thước nhỏ, chỉ bằng đầu ngón tay người lớn. Nguyên nhân là gà đẻ trứng lần đầu, gà mẹ suy dinh dưỡng hoặc mắc bệnh, gà mái vừa mới phục hồi sau ốm hoặc có thể là hiện tượng giảm đẻ.
+ Cách khắc phục là cho gà mái ăn chế độ dinh dưỡng đầy đủ,loại thải những gà mái mắc bệnh mãn tính, nhanh chóng phục hồi gà sau ốm bằng chế độ đặc biệt giàu dinh dưỡng, bổ sung thuốc bổ gan thận và các nhóm vitamin cần thiết.
2. Trứng gà vỏ sần sùi.
+ Đặc trưng nhận biết là trứng gà có vỏ không trơn nhẵn như bình thường mà có thể có các hiện tượng như: Có lớp vỏ vôi cứng sần bám thành các hạt hoặc mảng nhỏ; vỏ trứng gà nổi các đường gân dọc hoặc ngang, hình quả trám hoặc eo thắt ngang.
+ Nguyên nhân chủ yếu là do gà mái đẻ trứng ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu chất canxi,do gà mắc các bệnh như IB, newcastle…
+ Cách khắc phục là thăm khám bệnh cho gà thường xuyên, tích cực phòng bệnh, bổ sung canxi vào khẩu phần ăn cho gà qua các thức ăn như vỏ sò , vỏ ốc hến, đầu tôm, đầu cá.
3. Trứng gà quả to quả nhỏ, không đều nhau, vỏ xù xì.
+ Nhận biết hiện tượng này quá kích thước trứng gà quả to, quả nhỏ, có thể màu sắc biến đổi hoàn toàn so với các lần đẻ trước.
+ Nguyên nhân là do bệnh IB hoặc hội chứng giảm đẻ ở gà.
+ Cách khắc phục bệnh IB:Nhận biết bởi hiện tượng gà ho, thở khò khè, xuất huyết khí quản, chảy nước mũi…Phòng bệnh bằng vắc xin lần 1 lúc 3 ngày tuổi và lần 2 lúc 21 ngày tuổi khi còn gà con, vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên. Trường hợp gà mắc bệnh điều trị bằng kháng sinh phòng nhiễm kế phát kết hợp thuốc bổ gan thận, vitamin và chế độ dinh dưỡng hợp lí.
4. Hiện tượng trứng vỏ lụa.
+ Nhận biết dị tật này rất đơn giản, biểu hiện là trứng không có lớp vỏ vôi cứng mà chỉ bao quanh bởi một màng mỏng, mềm, dễ nứt vỡ.
+ Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do hội chứng newcastle.
+ Cách phòng bệnh tốt nhất là chủng vắc xin cho gà con và nhắc lại cho gà sinh sản trước khi cho vào đẻ trứng lần đầu tiên, vệ sinh chuồng trại thường xuyên.
5. Trứng dính máu.
+ Trên vỏ trứng có dính bẩn là các vết máu đỏ, có thể là vệt nhỏ hoặc mảng to, khắp bề mặt vỏ trứng.
+ Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thương hàn.
+Khắc phục bằng phòng vắc xin, vệ sinh và điều trị thích hợp khi gà mái mắc bệnh.