Chắc chắn Xem thêm kỹ thuật nuôi ngan theo hướng an toàn sinh học.
Gà con sau khi nở hay bị khoeo chân?
Thưa bà con, muốn có được một đàn gà con khỏe mạnh để phục vụ cho quá trình chăn nuôi không hề dễ dàng một chút nào. Việc này đòi hỏi bà con phải thực sự có kiến thức vững vàng về khâu ấp trứng gà cũng như chăm sóc gà mới nở, những hiện tượng thường gặp phải và cách khắc phục thích hợp. Nếu không, tỉ lệ gà nở thành công sẽ ít, chết phôi, ung trứng hoặc gà con nở ra yếu ớt, mắc các dị tật. Sau đây chúng tôi xin chia sẻ cùng bà con các nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng gà con bị khoeo chân, một hiện tượng hay xảy ra đối với gà mới nở mà rất nhiều bà con còn thắc mắc khi ấp trứng.
Gà con sau khi nở bị khoeo chân: Là hiện tượng gà con nở ra mắc dị tật ở chân, có thể để lại di chứng sau này khiến gà khó di chuyển , yếu ớt, thậm chí chết. Biểu hiện ở các khớp chân có dấu hiệu hơi sưng, các ngón chân co quắp, không thể duỗi ra, gà khó di chuyển, khó giữ thăng bằng mà phải di chuyển bằng khuỷu chân gây khó khăn để tiếp cận nguồn thức ăn và nước uống. Dị tật này không tự lành theo thời gian mà theo gà cho đến khi trưởng thành, gây giảm sút chất lượng đàn gà của bà con nông dân.Đặc biệt, hiện tượng này thường xuyên xảy ra với các bà con thiếu kinh nghiệm, kiến thức về ấp trứng gà.
Nguyên nhân:
- Gà con nở quá sớm: Thông thường, trứng gà sau ấp 21 ngày sẽ nở thành gà con nhưng nếu gà nở sớm hơn do các nguyên nhân như nhiệt độ ấp quá cao sẽ khiến một vài gà con bị khoeo chân. Đó là vì gà nở khi chưa đủ ngày ấp , các khớp chân còn quá yếu, khó khăn để co duỗi và đi lại cộng thêm sàn lót trơn trượt, khó di chuyển khiến các ngón chân của gà quắp lại. Trường hợp này thường đi kèm với các hiện tượng khác như choãi chân, lòng đỏ chưa thu hết vào bụng, gà yếu ớt, thụ động…
- Gà nở quá muộn : Nhiệt độ không đủ khiến trứng nở muộn cũng gây hiện tượng khoeo chân ở gà. Lí do là các khớp chân đã phát triển nhưng không thể duỗi ra trong vỏ trứng, lâu ngày khiến chân gà cứng lại và hình thành nên dị tật.
- Gà mẹ thiếu các chất dinh dưỡng: Đây cũng là nguyên nhân vô cùng quan trọng, có tác động lớn làm cho gà con nở ra mắc dị tật khoeo chân. Nếu gà bố mẹ có chế độ ăn không đầy đủ dưỡng chất, khẩu phần thức ăn của gà thiếu các chất như Mangan, axit folic, vitamin H và vitamin B12 sẽ khiến phôi trứng yếu kém, quá trình phát triển gà con dễ mắc các dị tật như khoeo chân.
Cách khắc phục:
- Điều chỉnh nhiệt độ ấp thích hợp để gà không nở quá sớm hay quá muộn, đảm bảo nở vào khoảng 21 ngày sau ấp.Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong quá trình ấp để duy trì ở mức 37-38 độ C.
- Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho gà sinh sản,bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết để phôi trứng khỏe mạnh, phát triển tốt, tránh được dị tật.
Việc ấp gà thủ công có thể dẫn đến tình trạng quá nhiệt hay không đủ nhiệt, vì vậy hay sắm ngay một chiếc máy ấp trứng mini với công nghệ hiện đại ,đảm bảo các điều kiện tốt nhất cho gà nở đúng ngày, tỉ lệ nở cao và ít dị tật ngay thôi nào. Máy ấp trứng Bảo Tín tự tin sẽ là sự lựa chọn thông minh nhất của bà con để việc chăn nuôi gà gặt hái được nhiều thành công!