Chắc chắn Xem thêm Các dị tật phôi thường xảy ra khi ấp trứng gà
Bệnh tụ huyết trùng ở gà và cách phòng bệnh.
Cũng như một số các loại bệnh khác, tụ huyết trùng là một lợi bệnh phổ biến ở gia cầm, đặc biệt là gà. Tuy bệnh này khó nhiễm nhưng một khi đàn gà đã mắc bệnh thì chết rất nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn cho bà con nông dân.Hôm nay, Máy ấp trứng Bảo Tín sẽ nói về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà để quý vị cùng bà con tìm hiểu nhé!
1. Nguyên nhân gây ra bệnh:
Bệnh tụ huyết trùng được xác định gây ra bởi một loại vi khuẩn ưa môi trưởng ẩm ướt, thiếu ánh sáng có tên khoa học là pasteunellaviseptica. Vi khuẩn này phát triển mạnh vào mùa mưa nhưng dễ bị chết trong điều kiện có nắng , không khí khô hay các loại thuốc sát trùng thông thường trong chăn nuôi.Khi gà khỏe mạnh thì khả năng nhiễm tụ huyết trùng không cao nhưng khi sức đề kháng của gà giảm sút, vi khuẩn này sẽ tấn công, xâm nhập và khiến gà đổ bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh tụ huyết trùng:
Xét về biểu hiện bên ngoài, gà mắc tụ huyết trùng thường có các dấu hiệu như bỗng nhiên một vài con trong đàn chết đột ngột, gà ủ rũ, đứng im một chỗ, ít đi lại, bỏ ăn,mào sưng tím, gà khó thở, chảy nước mũi, khi đi ngoài có phân màu trắng hoặc trắng xanh.
Biểu hiện khi mổ khám nội tạng:Bắt thử một vài con có biểu hiện lâm sàng để mổ khám ta sẽ thấy có các hiện tượng như gan, ruột sưng to và viêm, gan có thể xuất hiện các đốm trắng, phổi tụ máu thành từng đốm, có thể nhìn thấy rất rõ.
3.Biện pháp phòng bệnh:
Tuyệt đối không đến thăm các vùng, các hộ gia đình có gia cầm bị bệnh vì có khả năng mang theo vi khuẩn gây bệnh lây lan cho đàn gà của mình.
Thực hiện vệ sinh môi trường chăn nuôi, chuồng trại, máng ăn,..sạch sẽ kết hợp phun tiêu độc bằng các dung dịch như FORMON,..quét vôi ở các khu vực có thể và rắc vôi bột lối ra vào chuồng trại.
Cho đàn gà ăn đủ chất, bổ sung các khoáng vi lượng, VITAMIN ADE, BCOMPLEX, GLUCO-C…đàn gà luôn khỏe mạnh, sức đề kháng tốt.Chỉ khi nào sức đề kháng của đàn gà yếu thì mới bị nhiễm bệnh.
Trong trường hợp các vùng lân cận có dịch cần cho gà uống thêm kháng sinh như ENROFLOXALIN /AMOXYLILLIN/OXYTETRACYLIN/FLORFENCOL trộn vào thức ăn cho gà ăn 5 ngày liền để nâng cao kháng thể cho gà.
Kết hợp sử dụng vắc xin tụ huyết trùng để tiêm cho toàn đàn , liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tiêm bắp. Sau 2-4 ngày thì đàn gà sẽ bắt đầu có miễn dịch với bệnh.
4. Điều trị bệnh:
Sử dụng phác đồ tương tự như phòng bệnh nhưng đối với kháng sinh bà con tiêm trực tiếp cho đàn gà thay vì trộn vào thức ăn để cho ăn.
Như vậy, bệnh tụ huyết trùng có những đặc điểm về biểu hiện cũng như cách phòng và điều trị bệnh như trên. Bà con nên chủ động phòng bệnh cho đàn gà càng sớm càng tốt để đạt hiệu quả tốt nhất.Để tham khảo các loại bệnh khác hay gặp ở gà, mời bà con tham khảo thêm tại đây.Máy ấp trứng Bảo Tín sẽ thường xuyên cập nhật kiến thức chữa bệnh và chăn nuôi các loại gia cầm khác nhau để cung cấp cho bà con thêm nhiều thông tin bổ ích.